HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, thay thế Phụ lục II và Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh

9:16' 19/5/2023

Sáng ngày 09/5/2023, tại kỳ họp thứ 14 (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa XI, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, thay thế Phụ lục II và Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Lãnh đạo Ban Dân tộc HĐND tỉnh đọc báo cáo thẩm tra tờ trình và dự thảo nghị quyết.

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Quyết định số 2564/QĐ-BTC ngày 07/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023; theo đó, kinh phí sự nghiệp trung ương bổ sung cho tỉnh Bình Thuận để thực hiện 02 Chương trình mục tiêu quốc gia, cụ thể: (1) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 75.447 triệu đồng; trong đó phân bổ chi tiết theo từng lĩnh vực sự nghiệp (sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 23.055 triệu đồng; sự nghiệp văn hóa thông tin: 7.039 triệu đồng; sự nghiệp y tế, dân số và gia đình: 1.448 triệu đồng; các hoạt động kinh tế: 41.160 triệu đồng; sự nghiệp bảo đảm xã hội: 2.745 triệu đồng). (2) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 51.687 triệu đồng; trong đó phân bổ chi tiết theo từng lĩnh vực sự nghiệp (sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 13.690 triệu đồng; sự nghiệp văn hóa thông tin: 3.690 triệu đồng; sự nghiệp y tế, dân số và gia đình: 2.978 triệu đồng; các hoạt động kinh tế: 31.329 triệu đồng).

Căn cứ Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 23/8/2022 của HĐND tỉnh, thì vốn đối ứng tối thiểu từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 11.317 triệu đồng (bằng 15% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình).

Căn cứ Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 23/8/2022 của HĐND tỉnh, thì vốn đối ứng tối thiểu từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 7.753 triệu đồng (bằng 15% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình).

Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của HĐND tỉnh khóa XI về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh năm 2023; tại dòng 61, 62 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị quyết trên, kinh phí đối ứng 02 Chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí dự toán, cụ thể: (1) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 7.753 triệu đồng (thiếu 3.564 triệu đồng so với mức tối thiểu quy định tại Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND). (2) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 11.317 triệu đồng (thừa 3.564 triệu đồng so với mức tối thiểu quy định tại Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND).

Từ những quy định nêu trên, việc phân bổ vốn đối ứng tại Phụ lục II và Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của HĐND tỉnh là chưa đảm bảo theo quy định. Để đảm bảo tỷ lệ đối ứng kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh và đảm bảo phù hợp với dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023; việc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về điều chỉnh, thay thế Phụ lục II và Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/NQHĐND ngày 08/12/2022 của HĐND tỉnh là cần thiết và đúng thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh./.

BAN DÂN TỘC HĐND TỈNH