BÁO CÁO”Kết quả khảo sát về công tác tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại,

8:53' 17/9/2012

1. Kết quả thực hiện tuyên truyền pháp luật, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo.
        - Tuyên truyền phổ biến pháp luật:
        Trong thời gian qua, UBND các xã: Hàm Kiệm, Thiện Nghiệp, Tân Hải, thị trấn Liên Hương đã có nhiều cố gắng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo, pháp luật phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí và các văn bản pháp luật có liên quan; triển khai Chỉ thị số 26/2002 CT –TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 22/CT-UBBT, ngày 16/5/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc tạo điều kiện cho Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 12/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường phối hợp giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo của công dân ở cơ sở bằng nhiều hình thức như: thông qua họp dân, hệ thống phát thanh, xây dựng các tủ sách pháp luật ở cơ sở, để không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
        - Công tác tiếp dân được UBND các xã, thị trấn chú trọng, thực hiện đầy đủ theo quy định; trong đó lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND các xã, thị trấn đã phân công tiếp công dân trong tuần từ 1 đến 2 ngày. Kết quả, tiếp công dân trong năm 2008, xã Thiện Nghiệp (Hàm Thuận Nam) 28 lượt công dân; xã Tân Hải (thị xã La Gi) 9 lượt công dân, thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) 48 lượt công dân. Qua tiếp công dân đã kịp thời giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của nhân dân hoặc tiếp nhận, giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đúng quy định của pháp luật.
        - Về kết quả giải quyết khiếu nại, tranh chấp:
        Trong năm 2008, UBND các xã Hàm Kiệm, Thiện Nghiệp, Tân Hải, thị trấn Liên Hương đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp theo thẩm quyền, hạn chế đơn thư tồn đọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân, nhất là những vụ việc khiếu nại, tranh chấp, lấn chiếm đất đai, tính chất phức tạp. Một số vụ khiếu nại, tranh chấp, tố cáo do UBND huyện, các phòng ban, chức năng của huyện chuyển đến cũng được kiểm tra xác minh và có báo cáo về UBND huyện, thị xã, thành phố. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tranh chấp đạt tỷ lệ cao (trên 95%).
        + UBND xã Hàm Kiệm (Hàm Thuận Nam) đã tiếp nhận 42 đơn, đã giải quyết 40 đơn, đạt 95,23%; còn tồn 02 đơn, đáng lưu ý là hoà giải thành 25 đơn, đạt 59,52%, (tranh chấp đất đai 19/32đơn, dân sự 6 đơn), hoà giải không thành 15/40 đơn.
        + UBND xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết) đã tiếp nhận 74 đơn, đã giải quyết 71 đơn, đạt 95,64%; còn tồn 03 đơn, trong đó hoà giải thành 34 /47đơn, đạt 69,38%, hoà giải không thành 13/47 đơn.
        + UBND xã Tân Hải (LaGi) đã tiếp nhận 44 đơn, đã giải quyết 42 đơn, đạt 95,45%; còn tồn 02 đơn, trong đó hoà giải thành 19/27 đơn , đạt 70,37%, (trong đó tranh chấp đât đai 12 đơn, dân sự hôn nhân gia đình 07 đơn), hoà giải không thành 8/27 đơn.
        + UBND thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) đã tiếp nhận 23 đơn, đã giải quyết 23 đơn, đạt 100%; trong đó hoà giải thành tranh chấp đất đai 08/15đơn, đạt 53,33%, hoà giải không thành 7/15 đơn.
        - Chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp được nâng cao, UBND các xã, thị trấn đã chỉ đạo phối hợp với các ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác hoà giải ở cơ sở, tỷ lệ hoà giải thành đạt khá cao. Tổ chức hoà giải ở cơ sở được quan tâm củng cố, tại các thôn, khu phố điều có thành lập tổ hoà giải và số hoà giải viên điều được chú trọng bồi dưỡng, học tập các chính sách pháp luật, nghiệp vụ để không ngừng nâng cao chất lượng hoà giải ở cở sở.
        - Công tác phối hợp với các tổ chức Đoàn thể, Mặt trận, Hội Nông dân triển khai thực hiện theo Chỉ thị số 26/2002 CT –TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 22/CT-UBBT, ngày 16/5/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc tạo điều kiện cho Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân, đến nay hầu hết các địa phương tổ chức thành Hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai.
Kết quả giải quyết khiếu nại, tranh chấp của các xã, thị trấn góp phần ổn định tình hình an ninh-chính trị, trật tự xã hội ở địa phương, hạn chế xảy ra điểm nóng trong lĩnh vực khiếu nại, tranh chấp đất đai.
        Tuy nhiên, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp tại các địa phương trên vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian đến:
        - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật đất đai còn ít, chủ yếu tập trung tuyên truyền bằng hệ thống truyền thanh, chưa sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
        - Về tình hình tiếp công dân tuy có nhiều tiến bộ, thực hiện đúng theo quy định, nhưng việc trang bị đầu tư cơ sở vật chất chưa được chú trọng, vẫn còn một số xã vẫn còn sử dụng phòng đang làm việc để bố trí phòng tiếp công dân (xã Tân Hải, La Gi, Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam).
        - Năm 2008, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tuy có giảm so với những năm trước, tuy nhiên tình hình tranh chấp đất đai ở một số địa bàn xã, thị trấn trong thời gian qua vẫn còn khá phức tạp, gây gắt, khiếu nại đông người vượt cấp, tình hình lấn chiếm đất đai, chống người thi hành công vụ (xã Thiện Nghiệp, Phan Thiết) chưa có biện pháp ngăn chặn và có biện pháp giải quyết kịp thời làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.
        + Công tác tổ chức tiếp nhận và phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo còn lúng túng, chưa xác định rõ những trường hợp kiến nghị, phản ảnh với các trường hợp khiếu nại, tố cáo, tranh chấp để giải quyết theo quy định, quy trình thủ tục giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh (Quyết định số 18/2007/QĐ- UBND ngày 27/4/2007), việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp nhiều trường hợp còn chậm so với thời gian quy định.
        + Công tác hoà giải không thành chiếm tỷ lệ còn cao UBND xã Hàm Kiệm 40,48%, xã Thiện Nghiệp 30,62%, xã Tân Hải 29,63%, thị trấn Liên Hương 46,67% chất lượng hoà giải còn hạn chế, cần phải được nâng cao, việc giải quyết tiền bồi dưỡng chi các Tổ hoà giải ở một số nơi chưa đầy đủ, kịp thời theo quy định của UBND tỉnh.
        - Tình hình trên, nguyên nhân chủ yếu là do:
        + Công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, nhiều nơi để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sang nhượng trái phép dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại ngày càng tăng và phức tạp.
        + Mặt khác một số công dân nhận thức về quy định của pháp luật còn hạn chế; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để yêu cầu giải quyết trái với quy định của pháp luật, gây rối trật tự ở nơi công sở, chống người thi hành công vụ.
        + Năng lực, trình độ cán bộ tư pháp, địa chính và cán bộ liên quan còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp giải quyết không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo pháp luật quy định.